Unlocking Laser-Like Focus: Harnessing the Power of Meditation

Meditation can be a powerful tool to improve focus and concentration. Here are some tips on how to use meditation to enhance your ability to stay focused:

    1. Choose a quiet and comfortable space: Find a place where you can sit or lie down comfortably without distractions. This will help you relax and focus your mind.
    2. Set a specific time: Establish a regular meditation routine. Consistency is key to reaping the benefits of meditation for focus. Start with just a few minutes each day and gradually increase the duration as you become more comfortable with the practice.
    3. Focus on your breath: A simple and effective meditation technique is to pay attention to your breath. Close your eyes and take slow, deep breaths. Notice the sensation of the breath as it enters and leaves your nostrils or the rise and fall of your chest and abdomen. When your mind starts to wander, gently bring your attention back to your breath.
    4. Mindfulness meditation: Practice mindfulness meditation, which involves observing your thoughts, feelings, and sensations without judgment. This helps you become more aware of distractions and learn to let them go, bringing your focus back to the present moment.
    5. Guided meditation: Use guided meditation apps or recordings to help you stay on track. These can provide you with specific instructions and guidance to improve your focus.
    6. Body scan meditation: In this technique, you systematically focus your attention on different parts of your body, starting from your toes and moving up to your head. This can help you become more aware of physical sensations and reduce tension, enhancing your ability to concentrate.
    7. Use a meditation timer: Set a timer to track your meditation session, so you don’t constantly check the time, which can be distracting.
    8. Start small and build gradually: If you’re new to meditation, start with shorter sessions and then gradually increase the duration as your focus improves. It’s better to have a few minutes of quality meditation than to struggle through a longer session.
    9. Be patient and non-judgmental: Meditation is a skill that takes time to develop. Be patient with yourself and avoid self-criticism. When your mind wanders, gently bring it back to your chosen point of focus.
    10. Integrate meditation into your daily routine: Make meditation a part of your daily schedule, such as in the morning to start your day with focus or in the evening to unwind and clear your mind.
    11. Stay consistent: Consistency is key. The more you practice meditation, the more it will enhance your focus over time.

Remember that meditation is a personal journey, and what works for one person may not work for another. Experiment with different techniques and find the one that resonates with you the most. With patience and practice, you can improve your focus and concentration through meditation.

Game Idea Framework

Game = Mô tả ngắn + Thể loại + Môi trường + Bối cảnh

    • Mô tả ngắn: Có thể là một danh từ, tính từ hoặc động từ. Để mô tả một cách chính xác nhất loại cảm xúc chủ yếu mà bạn sẽ có được khi chơi game.
    • Thể loại: Trả lời cho câu hỏi Game Idea này sẽ được xếp vào thể loại nào trên thị trường (Casual, RPG, MMO,…). Vì mỗi thể loại sẽ cần tuân theo những quy tắc cơ bản để xây dựng. Đương nhiên bạn có thể pha trộn nhiều thể loại có điểm chung với nhau để tạo ra một biến thể mới.
    • Môi trường: Vị trí để các thuộc tính của Game Idea hoạt động.
    • Bối cảnh: Thế giới mà các thuộc tính của Game Idea hoạt động.

Satisfying + Casual Game + Supermarket + Future

A Scary + RPG Game + Vietnamese Village + Vietnam War

Framework:

    • Goal (mục tiêu): Mục đích của game mà bạn muốn user hướng tới. VD: Làm thế nào để chiến thắng, làm thế nào để tồn tại lâu nhất có thể,…
    • World (thế giới): Thông tin chi tiết về môi trường và bối cảnh (cốt truyện, cảm nhận khi chơi game và diện mạo của thế giới mà bạn muốn tạo ra,…).
    • Elements (thành phần): Tất cả những thành phần, đối tượng tạo nên game của bạn (nhân vật, kẻ địch, các đơn vị tiền tệ,…)
    • Mechanics (cơ chế hoạt động): Cách để khiến các yếu tố này kết hợp với nhau theo một quy tắc nhất định (rules).

 

The Importance of Game Designers in Crafting Engaging Gaming Experiences: A Guide to Becoming a Game Designer

Game design refers to the creation of the overall vision and direction for a game. This includes conceptualizing the mechanics, theme, and overall look and feel of the game. Game designers work closely with a team of artists, programmers, and other developers to bring their vision to life.

A game designer is a professional responsible for creating the overall direction and vision for a game. They may work on a variety of games, including video games, board games, and mobile games. Game designers may also specialize in a specific aspect of game design, such as level design or character design.

We need game designers to create engaging and enjoyable gaming experiences. A game that is poorly designed may not be enjoyable for players and may cause them to lose interest in the game. On the other hand, a well-designed game will keep players engaged and coming back for more.

To become a game designer, it is helpful to have a background in computer science or a related field. Many game designers also have a degree in game design or a related field. It is also important to have a strong portfolio of work, including game prototypes and design documents. Game designers must also have excellent problem-solving and communication skills and be able to work well as part of a team.

There are many paths to becoming a game designer. Some may choose to start their own game development studio, while others may work for an established company. It is also possible to freelance as a game designer, working on a contract basis for various clients. Regardless of the path chosen, becoming a game designer requires hard work, dedication, and a passion for creating engaging gaming experiences.

To further improve their skills and knowledge, game designers may also consider joining professional organizations or communities, such as the International Game Developers Association (IGDA) or the Game Developer’s Conference (GDC). These organizations offer resources and networking opportunities for game designers to learn from their peers and stay up to date on industry trends.

In summary, game designers are responsible for creating the overall vision and direction for a game. We need game designers to create engaging and enjoyable gaming experiences for players. To become a game designer, it is helpful to have a background in computer science or a related field, a strong portfolio of work, and excellent problem-solving and communication skills. Ongoing education and staying up to date on the latest tools and technologies can also help game designers succeed in their careers.

“Không đi dép trái, trời mưa biết chạy vào nhà” có phải tiêu chí lấy vợ đơn giản?

Nhìn đơn giản nhưng nó không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa cực khắt khe các khía cạnh trong cuộc sống của một người.

Đầu tiên việc này chứng tỏ đối tượng đã tới tuổi trưởng thành có sức khỏe cũng như tâm lý ổn định, không có dấu hiệu tâm thần.
Thứ hai, chạy vào nhà được chứng tỏ không khuyết tật về vận động khi cưới họ không bị phụ thuộc cuộc sống vào ta.
Thứ ba, có nhà để chạy vào không cần phải lo lắng về nơi ăn chốn ở.
Thứ tư, không bị dẩm, ngôn tình, không đứng dưới mưa xong mơ mộng có soái ca tới cưới.

Tới đây chắc mọi người cũng hiểu tại sao những người đưa ra điều kiện như này vẫn ế 😀

whatever makes you lose your temper can manipulate and control you

Losing your temper is a natural human response to certain situations, but it can also be a weakness that others can use to manipulate and control you. When we allow ourselves to get easily frustrated or angry, we lose control of our emotions and can become vulnerable to those who would seek to exploit that vulnerability.

One way that people can manipulate and control us through our anger is by intentionally triggering our hot buttons. They may do this through verbal or physical abuse, or by simply pushing our buttons in a calculated way. For example, a colleague at work might intentionally provoke us in meetings or during projects, knowing that it will cause us to lose our temper and become flustered. This can give them the upper hand in a situation, as they can use our emotional reaction to their advantage.

Another way that losing our temper can lead to manipulation and control is through the use of guilt or shame. When we get angry, we may say or do things that we later regret. This can leave us feeling guilty or ashamed, and we may be more susceptible to manipulation from others who use those negative emotions against us. For example, someone might try to guilt us into doing something for them by reminding us of a time when we lost our temper and caused a problem.

So, how can we protect ourselves from being manipulated and controlled through our anger? One important step is to learn to manage our emotions and control our reactions. This may involve seeking help from a therapist or counselor, practicing relaxation techniques, or simply taking a moment to calm down before responding to a situation. It’s also important to be aware of the things that tend to trigger our anger, and to try to avoid or manage those triggers whenever possible.

Another key to avoiding manipulation and control through our anger is to be aware of the tactics that others might use to exploit our emotions. This might involve learning to recognize when someone is intentionally trying to push our buttons, or being mindful of the ways in which others might try to use guilt or shame to manipulate us. By understanding these tactics, we can be better prepared to protect ourselves and maintain control in difficult situations.

In conclusion, losing our temper can make us vulnerable to manipulation and control from others. By learning to manage our emotions and recognize the tactics that others might use against us, we can protect ourselves and maintain control in any situation.

Biểu hiện của người hời hợt

Nếu bạn đã từng tiếp xúc với nhiều người đến từ các nền văn hóa hoặc quốc tịch khác nhau, bạn sẽ thấy được rằng đa phần người Việt Nam có lối tư duy khá hời hợt, thiếu chiều sâu. Không kể đến những người thuộc tầng lớp lao động bình dân ít học, những người được xem là trí thức có trình độ đại học trở lên cũng rất nông cạn hời hợt nếu xét với những người cùng tầng lớp ở những dân tộc khác. Đừng vội nổi nóng hay tự ái khi tôi nhận xét như vậy. Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để xem mình có những đặc điểm của một người hời hợt hay không nhé?

Mười hai đặc điểm của một người hời hợt:

1. Có hiểu biết nông cạn và sơ sài về một vấn đề: Các bạn trẻ bây giờ hiếm có ai hiểu một cách thấu đáo về một vấn đề nào. Tôi nhiều lần cảm thấy rất bất ngờ vì có những kiến thức tưởng chừng rất phổ thông, rất cơ bản các bạn đều không biết hoặc hiểu biết rất sơ sài. Nếu bị bắt buộc phải tìm hiểu thì các bạn trẻ thường làm qua loa cho có, chứ không hề đào sâu vào. Họ thường có khuynh hướng chọn những gì ngắn gọn và sợ đọc dài. Chính vì tính hời hợt qua loa này mà rất nhiều người chỉ cần đọc tiêu đề của một bài báo thôi đã vào phán như mình hiểu hết mọi chuyện.

2. Không có hứng thú hoặc sự tò mò đối với kiến thức mới lạ: Kiến thức là vô hạn nên chúng ta chỉ có thể biết nhiều hoặc biết ít chứ không thể nào biết hết được mọi việc. Tuy nhiên con người chỉ học được và tiến bộ khi có sự tò mò và hứng thú với những điều chưa biết. Khi con người trở nên thờ ơ và không hề có đam mê với kiến thức thì việc học chỉ đơn thuần là nhai lại những gì mà người khác cho mình chứ không có sự tìm tòi học hỏi. Các bạn học sinh sinh viên ngày nay dường như thiếu hẳn niềm đam mê với kiến thức. Tôi thường chia sẻ cách học tiếng Anh của mình lúc trẻ là luôn tò mò với những gì có tiếng Anh mà tôi bắt gặp ở bất cứ nơi đâu: một câu slogan trên bảng quảng cáo, một bao bì sản phẩm, một hướng dẫn bằng tiếng Anh ở nơi công cộng… nhưng hầu như rất ít học viên của tôi chịu để ý đến những điều này. Mỗi ngày tôi đều đọc rất nhiều về nhiều đề tài để tự nâng cao kiến thức của mình mà vẫn thấy mình còn quá nhiều điều chưa biết và muốn tìm hiểu.

3 . Lười suy luận, không thích thử thách: Khi phải đối diện với những vấn đề hóc búa cần suy luận nghiêm túc, phần lớn các bạn học viên của tôi thường đưa ra một câu trả lời ngẫu nhiên theo kiểu ăn may rồi chờ câu trả lời của tôi để ghi chép lại. Nhiều bạn luôn chuẩn bị câu trả lời: “Em không biết!” mỗi lẫn được hỏi tới như một phản xạ vô điều kiện bất kể câu hỏi đó dễ hay khó. Nhiều lúc tôi phải nửa đùa nửa thật nói rằng bạn không sợ lương tâm mình cắn rứt khi trả lời tôi rằng “em không biết” một cách nhanh chóng và dứt khoát như thế. Lười suy nghĩ là một thói quen giết chết khả năng tư duy của con người và biến họ thành những kẻ chỉ biết nghe lời người khác bất kể đúng sai.

4. Không có khả năng kết nối và tổng hợp thông tin: Những người hời hợt thường chỉ nhìn thấy những thứ nổi trên bề mặt mà ít khi nào chịu khó đào sâu vào những tầng dưới của một vấn đề. Chính vì vậy họ thường không nhận thức được những ẩn ý bên trong, không thấy được mối liên hệ giữa những vấn đề có liên quan, không áp dụng được những kiến thức cũ đã học vào thực tế và cũng không có khả năng khái quát hóa những điều cụ thể để rút ra một khái niệm chung. Ngược lại, khi học một khái niệm mang tính chất trừu tượng, họ không có khả năng tự mình liên tưởng đến những ví dụ cụ thể liên quan đến khái niệm đó. Nói một cách khác, những người hời hợt học một biết một, học hai biết hai chứ hiếm khi tự mình liên kết hay tổng hợp những kiến thức rời rạc đã học được.

5. Tranh luận theo cảm tính, ít khi thấy được tính logic của vấn đề: Thật đáng buồn là hầu hết các bạn sinh viên, thậm chí thạc sĩ hoặc đã ra đi làm đều không có khả năng trình bày hoặc lý giải vấn đề một cách có logic. Chính vì lười suy nghĩ và lười tra cứu tìm tòi, những luận điểm các bạn đưa ra thường rất ngây ngô, thiếu thực tế và đầy cảm tính như kiểu tư duy của các em học sinh tiểu học. Những lý do đưa ra thường rời rạc chắp vá, kiểu bất chợt nghĩ tới cái gì thì nói cái đó chứ không hề có sự sắp xếp hoặc liên kết chúng với nhau theo một thứ tự hợp lý. Nhiều lúc tôi tự hỏi những năm tháng học đại học đã dạy được cho sinh viên Việt Nam những kỹ năng gì hay thực sự đã giết chết những kỹ năng quan trọng nhất của một sinh viên?

6. Sợ nói đến những chủ đề “nhạy cảm”: Có rất nhiều bạn “trí thức trẻ” (tạm gọi là thế nếu chỉ dựa vào trình độ học vấn) rất ngại đụng chạm đến những vấn đề nghiêm túc hoặc nhạy cảm như kinh tế, chính trị, lịch sử, khoa học… vì những đề tài này rất nhức đầu. Có người còn rất tự hào khi tuyên bố mình không thích nói về chính trị hoặc quan tâm đến những chuyện “không phải của mình” mà chỉ quan tâm tới những gì liên quan tới công việc hiện tại là đủ. Nếu bạn chú ý nghe những câu chuyện của các cô cậu sinh viên thì mới thấy thế giới quan của họ thực sự nhỏ hẹp một cách đáng lo ngại. Câu chuyện của họ xoay quanh những việc chơi game, cua gái, cua trai, ăn gì, chơi đâu…thì không có gì nghiêm túc cả. Gần đây có một bạn trình độ thạc sĩ hỏi tôi BOT là cái gì, em nghe người ta nói man mán nhưng không hiểu lắm. Tôi hỏi nếu vậy tại sao em không tự mình tìm hiểu. Bạn đó cười cười không nói gì và tôi cũng không chắc là bạn có về tìm hiểu không nữa?

7. Thích theo những trào lưu mới nổi nhưng không bền: Hễ có trào lưu nào mới, bất kể là có ý nghĩa hay không thì những bạn trẻ đều theo một cách hăng say nhưng chỉ cần vài tuần khi có trend mới hơn thì họ lại chạy theo trend mới. Đây không phải là sự tò mò cầu tiến mà chỉ đơn thuần là sự hời hợt ham vui bên ngoài, cái gì hot, cái gì dễ thì mình theo nhưng nhanh chóng vứt bỏ nó để đi tìm một món đồ chơi mới vui hơn, lạ hơn. Còn cái gì cần phải tốn nhiều thời gian để tìm hiểu thì chắc chắn sẽ không có phần của các bạn. Điều này sẽ giết chết sự kiên nhẫn và lòng đam mê đối với một điều gì đó nghiêm túc, những đức tính rất cần thiết cho sự thành công lâu bền.

8. Tin theo những gì hợp ý mình bất kể tính xác thực : Khái niệm tìm hiểu thông tin đa chiều để kiểm chứng tính xác thực của thông tin mình nhận được dường như không hề tồn tại đối với rất nhiều người Việt Nam. Điển hình là trên facebook, rất nhiều người share hoặc viết những status mà chỉ cần đọc sơ qua là biết là fake news nhưng họ share bởi vì họ thích nội dung đó. Khi được nhắc nhở, có nhiều người tìm mọi cách cãi chày cãi cối hoặc công kích cá nhân để bảo vệ sự thiếu hiểu biết của mình. Chia sẻ thông tin là một điều tốt, nhưng chỉ chia sẻ những gì hợp ý mình mà thiếu kiểm chứng tính xác thực hoặc không đọc kỹ để tìm ra những điểm ngụy biện hoặc vô lý chứng tỏ sự hời hợt và lười tư duy của người chia sẻ.

9. Khả năng sử dụng ngôn ngữ kém: Muốn đánh giá khả năng tư duy của một người, hãy quan sát cách họ sử dụng ngôn ngữ nói và viết vì ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu rõ nét nhất của tư duy. Những người sâu sắc là những người có khuynh hướng sử dụng từ ngữ chính xác, cấu trúc câu gãy gọn và các thức biểu đạt hợp lý. Vì họ chú trọng đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin của mình đến người nghe nên khi nói hoặc viết họ sẽ tìm cách để đối phương hiểu được thông điệp một cách rõ ràng, cụ thể và đúng đắn nhất. Họ không nói thừa và cũng không nói thiếu, không dùng những từ ngữ dễ gây hiểu lầm hoặc khó hiểu và điều chỉnh giọng nói của mình về âm lượng cũng như biểu cảm hợp lý. Khi viết họ sẽ chú ý đến cấu trúc câu, lỗi chính tả, cách sử dụng dấu câu, cách viết hoa và hiếm khi viết tắt. Ngược lại những người hời hợt thường không chú ý đến hiệu quả của việc truyền tải thông tin qua kênh nói và viết. Họ thường có khuynh hướng nói tắt nói gọn và hy vọng người nghe phải hiểu những gì mình không nói hoặc nói dài dòng lê thê những điều không quan trọng. Khi buộc phải phát biểu ý kiến, họ thường nói một cách miễn cưỡng, không đầu không đuôi với âm lượng chỉ đủ cho bản thân họ nghe khiến cho người đối thoại phải hỏi đi hỏi lại nhiều lần hoặc đặt ra nhiều câu hỏi gợi ý nếu muốn nghe được câu trả lời hoàn chính. Khi viết, những người hời hợt thường viết sai chính tả những từ đơn giản, chấm phẩy hoặc viết hoa tùy tiện và thường hay viết tắt theo thói quen của mình.

10. Kém ngoại ngữ: Để học tốt một ngoại ngữ, bạn không thể hời hợt qua loa vì mỗi ngôn ngữ đều chứa đựng một logic riêng của nó. Học ngôn ngữ không đơn thuần là học thuộc mẫu câu, từ vựng hoặc công thức rồi lặp lại như cái máy mà phải học cách tư duy của ngôn ngữ đó. Tôi dạy tiếng Anh nhiều năm nên hiểu rất rõ sự qua loa và hời hợt trong cách tư duy của người Việt Nam khi học tiếng Anh. Nếu đổ lỗi hết cho chất lượng đào tạo tiếng Anh ở bậc phổ thông và đại học ở Việt Nam quá kém thì cũng không hẳn vì khi có điều kiện học nghiêm túc và hướng dẫn tận tình, đa số người Việt vẫn rất ẩu tả trong các phát âm, dùng thì, sử dụng danh từ theo số ít số nhiều….nói chung là đều là những lỗi rất đơn giản và rất dễ khắc phục nếu chịu chú ý. Có những lỗi rất cơ bản được tôi phân tích kỹ, cho rất nhiều ví dụ cụ thể nhưng sau đó thì các bạn học viên của tôi vẫn sai đúng những lỗi đó hết lần này tới lần khác. Điều này chứng tỏ rằng các bạn vẫn học tiếng Anh bằng tư duy của người Việt nên không có sự tiến bộ cho dù học rất lâu.

11. Trình độ thẩm mỹ thấp: Để cảm nhận được những giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật như văn học, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hoặc kịch nghệ, người thưởng thức phải có một trình độ văn hóa và một độ tinh tế nhất định. Những người hời hợt không có chiều sâu sẽ không thích những tác phẩm đòi hỏi kiến thức cũng như trình độ để có thể cảm thụ được và thường có khuynh hướng chọn những gì đơn giản dễ dãi chủ yếu là để giải trí là chính. Và chính sự dễ dãi thiếu chiều sâu của những sản phẩm giải trí đó tác động ngược lại khiến cho người xem hoặc người nghe trở nên hời hợt và cảm tính hơn. Nhạc não tình, truyện và phim ngôn tình, các gameshow truyền hình là những thứ giết chết tư duy logic của con người hiệu quả nhất vì nó chỉ đánh vào cảm xúc thuần cảm tính chứ không đòi hỏi suy luận hoặc cảm thụ sâu sắc.

12. Không có tính sáng tạo: Để sáng tạo, con người cần có một nền tảng kiến thức sâu rộng về một hoặc nhiều lĩnh vực cùng với một trí tưởng tượng phong phú. Đồng thời một người sáng tạo là một người có tinh thần cầu toàn và kiên nhẫn rất cao. Đây là những đức tính những người hời hợt thiếu chiều sâu không có vì cái gì phải mất công mất sức mà không mang lại kết quả nhanh chóng cho họ đều khiến họ nản lòng và bỏ cuộc. Sinh viên học sinh Việt Nam học giỏi chủ yếu là học vẹt và rập khuôn chứ sáng tạo thì không thể vì kiến thức các bạn học chỉ là bề nổi và sự sáng tạo thì bị bóp chết từ trong trứng nước.

Nói về nguyên nhân gây ra sự hời hợt của người Việt hiện nay, rất nhiều người nghĩ ngay rằng đây là hậu quả của một nền giáo dục tệ hại. Tôi không phủ nhận điều này vì nó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề. Tuy nhiên sẽ rất cảm tính và thiếu khách quan nếu chúng ta không truy nguyên những khía cạnh khác ảnh hưởng đến tính cách của một cộng đồng hay một dân tộc như nền tảng tư tuỏng triết học, tôn giáo, tập quán sinh hoạt, nghệ thuật và ngôn ngữ. Và quả thật là sẽ rất “hời hợt” khi tôi nói về nguyên nhân mà không đề cập đến những điều nói trên. Hôm nay tôi sẽ phân tích khía cạnh ngôn ngữ tiếng Việt vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư duy và nó ảnh hưởng ngược lại tư duy của người sử dụng ngôn ngữ. Những vấn đề khác tôi sẽ đề cập trong những bài viết sau.

Nguồn: fb Nguyễn Hồng Hưng.

Bàn về làm giàu

“Tài sản và sự giàu có chỉ nên được theo đuổi nhằm để duy trì cuộc sống có đạo đức. Cuộc sống có đạo đức là chăm lo được cho bản thân, chăm lo được cơ bản cho gia đình và tham gia vào đời sống chính trị chung. Tuy nhiên việc làm giàu hay tích lũy của cải làm mục tiêu chính yếu của cuộc sống, hay làm giàu chỉ để làm giàu thì hệ quả đương nhiên là sự thoái hóa về đức hạnh”

Aristotle

Bàn về tự sát

1. Tự sát là một vấn đề triết học

Camus viết: “chỉ có một vấn đề triết học duy nhất đáng quan tâm, đó là tự sát” . Không phải ngẫu nhiên mà cái chết và tự sát từ lâu trở thành một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi. Liệu tự sát là một hành động dũng cảm hay là một việc làm hèn nhát của một kẻ thất bại?

Vấn đề của tự sát khởi nguồn từ câu hỏi :”Chúng ta sống để làm gì?”. Tại sao ta lại phải chấp nhận một đời sống như một nghĩa vụ bắt buộc phải làm. Đa số chúng ta hiểu rằng mình phải sống. Chính cái hiểu ấy tạo nên bi kịch. Như một vòng lặp bất tận, chúng ta sinh ra để chết.

Chúng ta tham gia vào cuộc đời này mà không có một mục đích nào cả. Và bắt buộc rằng, để tồn tại, ta phải tự tạo ra một mục đích cho mình hoặc tự huyễn hoặc mình rằng chúng ta đến với cuộc đời cùng một sứ mạng mà đấng Tối cao đã dành riêng cho ta. Chúng ta cười cợt những kẻ sống không mục đích, những kẻ tìm vui trong những trò ti tiện. Nhưng chúng ta quên rằng, tất cả, ta và chúng đều chỉ là những kẻ tự huyễn hoặc chính mình. Và rồi đến một lúc nào đó, ta sẽ nhận ra rằng mục đích duy nhất để ta sống là ta sẽ chết vào một ngày nào đó.

Cái chết luôn chờ đợi chúng ta. Và con đường đến cái chết chính là phải sống. Tự sát không phải là kết thúc sự sống mà chỉ là bước cuối cùng ta phải đi mà thôi. Và rằng nếu ta không đủ dũng cảm để đi bước cuối cùng ấy thì xin chớ có than vãn làm gì.

“Hãy nhớ rằng cánh cửa đang mở. Đừng hèn nhát hơn lũ trẻ, nhưng như bọn trẻ hay nói, khi trò chơi chẳng còn vui vẻ gì với chúng, ‘Tớ sẽ không chơi nữa’ và anh cũng thế, khi mọi việc có vẻ như vậy đối với anh, hãy nói, ‘Tôi sẽ không chơi nữa’ và bỏ đi, nhưng nếu anh ở lại thì chớ có than vãn.”

2. Động cơ của tự sát.

Trong cuộc đời của mỗi người, đều sẽ ít nhất một lần nghĩ đến tự sát. Nhưng chỉ có một phần nhỏ trong số ấy đủ “dũng cảm” để thực hiện hành vi tự sát.

Có phải vì ta quá hèn nhát để đi đến cái chết? Không! Bởi vì ta đủ dũng cảm để chiến thắng bản năng chết của mình. Freud chia bản năng con người thành hai nhóm: Eros và Thanatos (Bản năng sống và Bản năng chết). Eros gọi mơ hồ chính là bản năng tính dục. Nó là cái mà ta ham muốn, cái mà ta khát khao, đó là sự sung sướng của nhục dục, của làm tình, của đồ ăn, thức uống, của âm nhạc và cái đẹp,….Eros càng mạnh mẽ thì Thanatos càng yếu đi. Do đó, những người càng nhiều ham thích thì khả năng tự sát sẽ càng thấp.

Thế nhưng lưu ý rằng, Thanatos luôn luôn tồn tại, nó chỉ có thể yếu chứ không thể tiêu diệt. Nó hiện hữu trong đời sống, từ tiềm thức cho đến ý thức. Nó luôn luôn tìm cách để khống chế ta. Và vũ khí lớn nhất của nó chính là Sự lặp lại của những tổn thương. Chúng ta từng gặp một chuyện đau buồn trong quá khứ, và chuyện ấy gây ra những tổn thương trong trái tìm và tinh thần của chúng ta. Nhưng rồi thời gian xoa dịu nó. Cho đến một ngày kia, ta nhìn thấy một cái gì na ná dường như từng gặp, thế là tất cả mọi kí ức đau buồn ấy sẽ như một cơn bão dồn dập ào đến và nhấn chìm ta trong tuyệt vọng. Giây phút ấy, chúng ta dễ bị tổn thương nhất.

Cái chết và tự sát đi theo Thanatos, nó diễn tiến âm thầm mà ta không hề hay biết. Theo thời gian nó gặm mòn chúng ta, ngay cả trong giấc ngủ. Và chỉ cần một câu nói vu vơ của một người xa lạ rất có thể sẽ là một ngòi nổ cho một quả bơm đau thương đưa ta đến tỉnh thức và cái chết!.

“Con sâu vốn ẩn trong trái tim con người. Đó là nơi ta phải tìm kiếm.”

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành động, nhưng nguyên nhân hiển nhiên nhất đôi khi chẳng phải là nguyên nhân mạnh mẽ nhất. Chúng ta hiếm khi quyết định tự sát sau khi trải qua một quá trình suy nghĩ kỹ lưỡng. Phân tích mọi mặt của quá trình ấy. Nguồn cơn của bi kịch đôi khi chỉ đơn giản và nhỏ nhặt như những lời nói vu vơ của người xa lạ, một bài hát đau buồn gợi lại kí ức đau thương, hay đơn giản chỉ là một dòng tin nhắn mà ta không mong chờ tới. Và do đó, một trong những cách khiến bạn có thể cắt khỏi dòng tự sát nhất thời, đó là lấy một cây viết ra và ghi những lợi hại của hành động mà ta sắp làm. Và rằng, sau khi làm việc đó mà ta vẫn muốn tự sát thì khi ấy không còn gì có thể cản anh ta được nữa!

Sưu tầm

Bàn về lập gia đình

Lập gia đình là phải nghĩ đến việc sinh con… và có con thì phận sự làm cha mẹ bắt buộc ta phải có đủ điều kiện vật chất để nuôi dưỡng và cho ăn học đến nơi đến chốn. Có nhiều gia đình sinh con năm một mà tuyệt nhiên kẻ tạo ra chúng không nghĩ gì đến phương diện dưỡng dục chúng, phó mặc chúng sống lầm than vất vả… Có kẻ còn lương tâm thì lo chạy bán sống bán chết để lo lắng cho con, nhưng càng ngày càng mòn mỏi mà không đâu vào đâu được. Cảnh gia đình túng bấn, cùng khổ làm gì có hạnh phúc đặng. Người đàn ông rất ghét sự cùng túng, hễ cùng túng sinh quạu quọ và làm cho họ trở nên bất công, gia đình sẽ trở nên cảnh địa ngục. Bởi vậy, trước khi nghĩ đến sự lập gia đình thì phải nghĩ trước hết phương tiện kinh tế tối thiểu để nuôi gia đình.

Nếu người đàn ông chưa đủ điều kiện để sống tự lập, chưa có một địa vị hay công ăn việc làm gì chắc chắn… thì đừng bao giờ nghĩ đến hôn nhân. Tiền bạc không gây được hạnh phúc, nhưng sự thiếu thốn nó sẽ là nguồn bất hòa và đau khổ cho những gia đình thiếu sự phòng xa. Có không biết bao gia đình đang sống trong cảnh thiên đàng, bỗng vấn đề tiền bạc đến làm thành địa ngục… Sóng gió trong gia đình thường là do tiền bạc thiếu hụt gây ra. Cho nên vấn đề kinh tế đâu phải là một vấn đề tầm thường, có thể bỏ qua không nghiên cứu kỹ được. Đừng tin những kẻ bảo: đôi quả tim yêu thương trong một chòi tranh là đủ… Thực tế sẽ cho ta thấy đó toàn là ảo mộng! Rất tiếc là chúng ta đều chưa phải bậc “thánh nhân”… để có thể an bần lạc đạo.

Thu Giang – Nguyễn Duy Cần

 

IoU, GIoU, DIoU, CIoU là gì?

IoU( Intersection over Union) là độ đo tỉ lệ phần giao và hội của hai hình chữ nhật được xác định bằng công thức:

IoU equation

Trong đó:
Màu xanh lá là phần hội của A và B
Màu xanh dương là phần giao của A và B

Khi hai hình chữ nhật A và B không có phần hội độ thì bất kể khoảng cách giữa A và B là bao xa thì IoU vẫn luôn bằng zero. Do đó người ta đề xuất độ đo GIoU(General Intersection over Union) nhằm khắc phục nhược điểm này.

GIoU khắc phục nhược điểm này bằng cách bổ sung tham số mới là diện tích của hình chữ nhật nhỏ nhất (C) bao phủ cả A và B. Công thức tính như sau:

GIoU equation

GIoU đã có khả năng đánh giá khi hai hình chữ nhật không có phần hội tuy nhiên khi sử dụng GIoU làm hàm mất mát:

GIoU loss function

Ta có thể thấy nếu A và B ở một số vị trí đặc biệt hàm lỗi có xu hướng tối thiểu hóa diện tích của C trước khi hội tụ. Do đó người ta tiếp tục đề xuất thêm độ đo mới gọi là DIoU (distance intersection over union).

Đúng như tên gọi DIoU không sử dụng diện tích mà sử dụng khoảng cách Euclid giữa hai tâm của A và B chuẩn hóa với đường chéo của C. Do đó hàm mất mát DIoU hội tụ nhanh hơn so với GIoU. Công thức hàm mất mát DIoU:

DIoU loss function

Ngoài ra tác giả còn đề xuất thêm độ đo CIoU (complete intersection over union) độ đo này tương tự DIoU tuy nhiên nó bổ sung thêm tham số là tỉ lệ giữa A và B là α và υ. Hàm mất mát CIoU được tính như sau:

CIoU loss function

Trong đó α là tham số cân bằng tỉ lệ giữa A và B, khi IoU(A,B) < 0.5 thì α = 0; nếu IoU(A,B) >= 0.5 thì α được tính bằng công thức:

trong đó υ giúp đo lường tính nhất quán tỉ lệ giữa chiều rộng và chiều cao giữa A và B được tính bằng công thức:

Kết luận

CIoU loss là hàm lỗi tối ưu nhất tuy nhiên độ phức tạp cũng cao nhất, để lựa chọn phương pháp hiệu quả vẫn cần đánh giá bằng thực nghiệm.

Tài liệu tham khảo